EDTA và vai trò của EDTA trong thủy sản.

EDTA là gì?
EDTA là viết tắt của Ethylenediaminetetraacetic acid, là một hóa chất được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp và y tế khác nhau, trong đó có thực phẩm. EDTA có công thức hóa học là: C10H16N2O8, được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1935 bởi Ferdinand Münz .

EDTA là bao gồm aminopolycarboxylic acid và một chất rắn không màu, tan trong nước. Cơ sở liên hợp của Chúng là ethylenediaminetetraacetate . Chúng được sử dụng rộng rãi để hòa tan vôi . Tính hữu dụng của chúng phát sinh do vai trò của chúng như là một chất phối tử và ” chelat hexadentate ” , có nghĩa là khả năng cô lập các ion kim loại như Ca 2+ và Fe 3+ . Sau khi bị ràng buộc bởi EDTA vào một phức kim loại, các ion kim loại vẫn ở trong dung dịch nhưng biểu hiện phản ứng giảm dần. EDTA được sản xuất dưới dạng một số muối, đáng chú ý là disodium EDTA , canxi disodium EDTA và tetrasodium EDTA (thường là hydrat ).

Tính chất hóa lý

Tính chất vật lý

EDTA có dạng bột trắng.

Tính chất hóa học

Đặc tính của EDTA là tạo phức với các kim loại ở tỉ lệ 1:1. Khả năng tạo phức với kim loại phụ thuộc vào pH của nước, chẳng hạn như Ca2+ và Mg2+ yêu cầu pH khoảng 10 (Sinax, 2011). Mặt khác, sự tạo phức với các kim loại còn phụ thuộc vào hằng số hình thành phức, hằng số càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb) hằng số K=1018, nhưng đối với Ca2+, K~108. Do đó, theo Sinax (2011) trong môi trường nước, mặc dù có nhiều Ca2+, nhưng Pb2+ sẽ cạnh tranh với Ca2+.

EDTA di chuyển vào trong đất và tạo phức với các kim loại vết cũng như là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim loại. Đặc biệt là trong đất phèn, EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động của Fe3+. Trong môi trường kiềm, EDTA lại tạo phức chủ yếu với Ca2+ và Mg2+ tạo thành CaMg-EDTA (EPA, 2004) làm giảm độ cứng của nước. Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA có 10% là nitơ, vì vậy khi sử dụng EDTA có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo phát triển. Mặt khác, theo Sillanpaa (1997) trong nước Ca3(PO4)2 và FePO4 thường là những dạng không hòa tan làm mất đi lượng lớn PO43- trong nước làm hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó làm môi trường khó gây màu nước. Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe từ đó phóng thích PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, từ đó kích thích tảo phát triển.

Trích từ nguồn https://sciencevietnam.com/edta/

Tác dụng của EDTA trong thủy sản. 

  • Tác dụng của edta:

– Khử các kim loại nặng tồn lưu trong ao nuôi giúp tôm dễ lột xác.

– Giảm độ nhờn, váng bọt, làm lắng các cặn bã, chất lơ lững trong ao nuôi, tiêu hủy các độc tố của tảo.

– Phân giải độc tố sau khi sử dụng các hóa chất khác cần thiết cho nuôi tôm. Chống sốc khi môi trường thay đổi (mưa, gió).

– Ổn định độ kiềm, độ pH trong ao nuôi

– Giảm phèn, cải thiện chất lượng ao nuôi. Lấy đi các khí độc như NO2, NH3, H2S,…trong ao giúp tôm không nhiễm độc và mắc bệnh.

  • Liều dùng và cách dùng edta:

Xử lý nước trong trại tôm giống, liều lượnng EDTA  thường được sử dụng là từ 5-10 ppm.

Trong khi xử lý nước trong nuôi tôm thịt, đặc biệt đối với những ao nuôi có độ mặn thấp và đất bị nhiễm phèn. Nước có độ kiềm thấp, có màu vàng nhạt, người chăn nuôi có thể sử dụng EDTA ở liều 2-5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm cho ao nuôi.

Trong quá trình nuôi có thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm phối chế có chứa thành phần EDTA . Người nuôi có thể chọn lựa và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đã được ghi sẵn trên bao bì.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn là nhà nhập khẩu và phân phối chuyên nghiệp các mặt hàng nguyên liệu như vi sinh – chế phẩm sinh họcyuccadinh dưỡngkhoáng, phụ giahóa chất… dùng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y – thủy sản và hóa chất công nghiệp.

  • Địa chỉ: Lô LF26 Đường số 02, KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Điện thoại tư vấn đặt hàng: 0916.168.200 hoặc (0272) 249 6090
  • Website: khoahocxanh.com
  • Fanpage: khoahocxanh.com

Xin cảm ơn Qúy khách hàng đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm và đồng hành cùng chúng tôi!

Bình luận:

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố

Contact Me on Zalo
(0272) 249 6090