Bệnh đốm đen trên tôm là một vấn đề phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, một căn bệnh dễ phòng trị nhưng nếu người nuôi không điều trị đúng cách hoặc xem thường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thương phẩm của tôm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về bệnh này:
Thời điểm giao mùa, đặt biệt là mùa mưa, bệnh đốm đen bùng phát rất mạnh tại các vùng nuôi tôm có độ mặn thấp.
- Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đen mang thường xuất hiện trên tôm nuôi giai đoạn tôm từ 20 ngày đến khi thu hoạch bởi các tác nhân chính như:
- Vi khuẩn: Chủ yếu là Vibrio spp. như Vibrio harveyi hoặc Vibrio parahaemolyticus.
- Nấm: Fusarium spp. có thể gây tổn thương trên vỏ tôm.
- Ký sinh trùng: Một số loại ký sinh như Epistylis spp. cũng có thể làm tổn thương lớp vỏ.
- Yếu tố môi trường: Nước ô nhiễm, pH thấp, dư lượng hóa chất, thiếu khoáng chất khiến vỏ tôm yếu, dễ bị tổn thương.
- Chấn thương cơ học: tôm nuôi có mật độ nuôi cao dẫn đến khi lột xác sẽ đâm lẫn nhau tạo nên vết thương, đồng thời là môi trường ô nhiễm dẫn, vi khuẩn có hại tấn công vết thương.
- Dấu hiệu nhận biết
Xuất hiện các đốm đen hoặc vết loang lổ màu nâu đen trên vỏ, chân bơi, mang hoặc phần giáp đầu ngực.
- Tôm yếu, bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
- Lột xác không hoàn chỉnh hoặc khó lột xác.
- Nặng hơn, vỏ có thể bị ăn mòn, gây chết hàng loạt.
- Xuất hiện các đốm đen rải rác trên vỏ tôm. Các đốm đen xuất hiện cả trên giáp đầu ngực, và toàn thân tôm. Giai đoạn này tôm bắt đầu bỏ ăn, tăng trường chậm, chết rải rác trong ao, trong sàng. Xuất hiện tình trạng bị trắng lưng, đục thân, và lột xác không hoàn toàn.
- Khi tôm bệnh nặng: tỷ lệ xuất hiện đốm đen trên tôm tăng cao và nhanh, có thể chiếm đến 70% đàn tôm. Lúc này gan tuỵ nhợt nhạt, tôm tấp mé, ruột rỗng.
- Ảnh hưởng của bệnh
– Làm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
– Giảm giá trị thương phẩm do ngoại hình kém bắt mắt.
– Nếu không kiểm soát, bệnh có thể lây lan nhanh trong ao và gây thiệt hại
- Biện pháp phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh:
- Quản lý môi trường ao nuôi
+ Giữ chất lượng nước ổn định, kiểm soát pH (7.5 – 8.5), độ kiềm độ kiềm 120 – 160 mg/L, oxy hòa tan.
+ Hạn chế chất hữu cơ tích tụ, tránh đáy ao bẩn.
+ Duy trì độ mặn phù hợp (nếu có thể), tránh sốc độ mặn.
- Chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý
+ Cung cấp thức ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, khoáng vi lượng để tôm có lớp vỏ khỏe mạnh.
+ Bổ sung Vitamin C, Beta-glucan, Astaxanthin giúp tăng cường sức đề kháng.
- Men vi sinh đường ruột + β-glucan giúp tăng đề kháng.
- Vitamin C, E, khoáng vi lượng giúp tôm khỏe, vỏ cứng.
+ Hạn chế cho ăn dư thừa để tránh ô nhiễm nước
- Quản lý mật độ và hạn chế chấn thương
+ Không nuôi mật độ quá dày để giảm cạnh tranh.
+Tránh làm tôm hoảng loạn, hạn chế chấn thương cơ học.
- Sử dụng chế phẩm sinh học
+Dùng vi sinh có lợi để kiểm soát vi khuẩn Vibrio spp., hạn chế mầm bệnh.
- Chọn tôm giống sạch bệnh:
+ Mua tôm từ trại giống uy tín, có kiểm dịch.
+ Không thả giống khi thời tiết thay đổi đột ngột.
* Điều trị bệnh:
- Giai đoạn chớm bệnh (Mới xuất hiện đốm đen nhỏ, tôm vẫn ăn tốt):
Mục tiêu: Kiểm soát vi khuẩn, tăng đề kháng, bảo vệ gan tôm.
- Giảm 30% lượng thức ăn, thay 20-30% nước trước rồi mới tiến hành xử lý.
- Xử lý môi trường nước
- Giảm mật độ vi khuẩn Vibrio bằng cách:
- Diệt khuẩn nhẹ bằng Iodine (KILL DINE)
- Dùng chế phẩm sinh học (Bacillus spp., Lactobacillus spp.) để ức chế vi khuẩn gây bệnh.
- Giảm chất hữu cơ: Sử dụng vi sinh xử lý đáy (chứa Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis).
- Duy trì độ kiềm (120 – 160 mg/L) và pH ổn định (7.5 – 8.5).
- Tăng cường sức khỏe cho tôm
- Bổ sung vitamin C (10 – 20 g/kg thức ăn) để tăng sức đề kháng.
- Dùng men tiêu hóa (chứa Bacillus, Lactobacillus) giúp tôm tiêu hóa tốt hơn.
- Bổ sung khoáng vi lượng (Ca, Mg, K) và β-glucan để giúp tôm cứng vỏ, giảm stress
- 2. Giai đoạn bệnh nặng (Đốm đen lan rộng, bắt mồi giảm)
Mục tiêu: Khống chế bệnh, phục hồi tôm nhanh chóng.
- Giảm 40% lượng thức ăn hàng, thay 20-30% nước trước rồi mới tiến hành xử lý
- Xử lý môi trường nước mạnh hơn
- Diệt khuẩn bằng BKC (0.5 – 1 ppm) hoặc Iodine (1.5 – 2 ppm) để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giảm mật độ Vibrio bằng cách dùng chế phẩm sinh học liều cao.
- Hút bùn đáy ao để loại bỏ chất hữu cơ, giảm nguồn lây nhiễm.
- Cấp thêm nước sạch, ổn định pH và độ kiềm để tránh sốc cho tôm.
- Điều trị cho tôm bằng kháng sinh (theo hướng dẫn của chuyên gia)
- Nếu bệnh do vi khuẩn Vibrio, có thể sử dụng kháng sinh như:
- Oxytetracycline : 2 – 3 g/kg thức ăn, liên tục 5 – 7 ngày.
- Florfenicol: 10 – 15 mg/kg tôm/ngày, liên tục 5 – 7 ngày.
- Không dùng kháng sinh bừa bãi, phải tuân theo hướng dẫn và ngưng trước khi thu hoạch ít nhất 15 – 30 ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng để tôm phục hồi
- Vitamin C + Vitamin E giúp tôm nhanh lành vết thương.
- Men tiêu hóa (AQUA PRO) + β-glucan (SAFWALL) để tăng sức đề kháng.
- Khoáng chất (Ca, Mg, K) giúp tôm mau cứng vỏ, hạn chế lột vỏ quá nhanh.
- Giảm mật độ tôm nếu cần
- Nếu mật độ quá cao, cần giảm lượng thức ăn, tăng sục khí để tránh tôm bị stress.
- Giai đoạn bệnh nặng ( Tôm bị đốm đen >20% đàn, giảm ăn, lột dính vỏ, có rớt nhiều, tôm mềm nổi lờ đờ, gan và ruột yếu )
– Đối với trường hợp này, tôm đã bị rất nặng, khả năng điều trị thành công rất thấp và hao mẫu, do đó cần xem xét cân đối chi phí và hiệu quả lợi nhuận để quyết định điều trị.
Lưu ý : Nên chày tôm kiểm tra tỉ lệ nhiễm bệnh, đánh giá sức khỏe rồi tiến hành xử lý.
khi vỏ tôm đã lành mới tiến hành kích lột.
Hạn chế sử dụng vôi, các tác nhân gây lột khác khi tôm chưa lành vỏ để tránh hiện tượng rớt hàng loạt.
Bài viết có tham khảo internet